Bệnh nhân đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trong tình trạng đau nhức,đầymủhoạitửdobấmlỗxỏkhuyêhatake kakashi sưng nóng đỏ ở vành tai phải, có lỗ rò mủ. Bác sĩ chẩn đoán áp xe sụn vành tai phải do xỏ khuyên, sau đó phẫu thuật chích rạch dẫn lưu áp xe, nạo vét sụn hoại tử, khâu cố định băng ép bằng gạc, bôi kháng sinh.
Hiện, vành tai phải thanh niên đã ổn định, không còn mủ, song vành tai biến dạng co rúm.
Ngày 4/10, bác sĩ Phạm Anh Tuấn, người trực tiếp điều trị, cho biết biến chứng thường gặp nhất sau bấm lỗ, xỏ khuyên tai là viêm sụn vành tai. Không những khó điều trị, tổn thương này còn có nguy cơ truyền các bệnh lây qua đường máu (viêm gan siêu vi B, C, HIV...) do dụng cụ bấm không đảm bảo an toàn.
"Điều trị viêm sụn, áp xe vành tai rất phức tạp do vi khuẩn gây viêm phải dùng kháng sinh dài ngày, nạo vét sụn hoại tử dễ để lại di chứng như vành tai biến dạng, nhăn nhúm, co rút phải phẫu thuật tạo hình lại", bác sĩ Tuấn nói.
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đã tiếp nhận nhiều trường hợp biến chứng do sử dụng dụng cụ không đảm bảo vô khuẩn hoặc khu vực xỏ khuyên không được vệ sinh đúng cách. Đặc biệt, những trường hợp xỏ ở sụn tai khó lành, gây nhiễm trùng và nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo khi có nhu cầu bấm lỗ tai, cần lựa chọn cơ sở hành nghề uy tín được được cấp phép, đồng thời cần tìm hiểu kỹ về cách chăm sóc, giữ vệ sinh sau thủ thuật. Cần cân nhắc khi xỏ lỗ tai ở nhiều vị trí, đặc biệt ở nơi đi qua sụn vành tai, do dễ gây nguy cơ viêm sụn và các biến chứng đi kèm.
Khi có biểu hiện bất thường như sưng tấy lâu ngày, mưng mủ tại vị trí xỏ khuyên, nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, xử trí kịp thời.